Tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 năm 2024
I. Lĩnh
vực kinh tế
1. Nông nghiệp
1.1 Trồng trọt:
Cây lúa: Vụ lúa Đông Xuân
2023-2024diện
tích kế hoạch 16.718 ha; nông dân đã gieo sạ 16.772 ha, đạt 100,3% kế hoạch,
giảm 277 ha so cùng kỳ; cơ cấu giống chủ yếu là nếp (IR4625 và OM 84) chiếm
95,7% diện tích; giá bán IR4625 (tươi) từ 7.700-7.800đ/kg, tăng so với cùng kỳ
1.000đ/kg; OM84 từ 8.300-8.400đ/kg, tăng so với cùng kỳ 300đ/kg; lúa từ
7.800-8.500đ/kg; trừ chi phí, nông dân có lãi từ 35-45 triệu đồng/ha.
Cây rau màu: Vụ Đông Xuân, toàn huyện đã gieo trồng 214,51 ha.
Trong đó, cây dưa hấu 84,1 ha (Nông dân thuê đất chưa sử dụng trong khu công
nghiệp Việt Phát trồng 50 ha); cây rau nhút 22,4 ha; các loại rau màu khác (rau
má, khổ qua, dưa leo, bầu bí, mướp, ...) 108,01 ha
Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm trồng tập trung và phân tán
được suy rộng năm 2023 trên địa bàn huyện Thủ Thừa đạt 2.514,28 ha tăng 391,76
ha, đạt 118,46% so với năm 2022 (2.122,52 ha). Diện tích cây lâu năm tăng hơn
so với cùng kỳ nguyên nhân chủ yếu là do người dân thuê đất chưa sử dụng trong
khu công nghiệp Việt Phát trồng 300 ha cây thơm, một số cây trồng khác đã
chuyển sang trồng cây mai, cây chanh... Tình hình cụ thể trên từng loại cây
trồng như sau: Cây chanh: Diện tích đạt 985,22 ha. Trong đó diện tích
chanh không hạt 975,22 ha, còn lại 10 ha chanh bông tím; Giai đoạn cho trái
929,32 ha, chưa cho trái 55,9 ha. Trong kỳ, giá chanh tăng, dao động từ 17.000
– 19.000đ/kg giảm 4.000đ/kg so với tháng trước; Cây thanh long: Diện
tích tiếp tục giảm hiện còn 65,4 ha, giảm 11,98 ha, đạt 84,5 % so với cùng kì
(77,38 ha). Những diện tích phá bỏ thanh long, nông dân chuyển đổi trồng lúa,
mai vàng, mít, ổi, chanh, rau màu…; Cây mai: Diện tích đạt 730,65 ha
giảm 2.89 ha, đạt 99,6% so với cùng kỳ (733,54 ha); trồng tập trung ở các xã
Tân Thành, Long Thạnh, Long Thuận, Tân Long, Mỹ Thạnh, Mỹ Lạc. Diện tích giảm
là do người dân bán một số diện tích. Hiện cây mai trên địa bàn huyện đang phát
triển tốt; Cây thơm: Diện tích đạt 335 ha, tăng 318,3 ha so với cùng kỳ
(16,7 ha). Diện tích tăng là do nông dân thuê đất chưa sử dụng trong khu công
nghiệp Việt Phát trồng 312 ha; Ngoài các loại cây trồng trên, còn có các cây
trồng khác diện tích đạt: cây dừa 154,68 ha; cây mít 130,71 ha; cây na 14,19
ha; cây bưởi 27,44 ha; cây đu đủ 4,75 ha, cây sầu riêng: 7,95 ha, cây ổi: 15,85
ha, cây vú sữa: 7,42 ha, chanh leo: 6 ha, quả bơ: 6,6 ha…
1.2 Chăn nuôi: Theo số liệu điều
tra suy rộng thời điểm ngày 1/1/2024 trên địa bàn huyện có: trâu 15 con, bò
thịt 2.933 con, bò sữa 342 con, 4.757 con heo (trong đó: heo thịt: 4.229 con,
heo nái: 355 con, heo đực giống: 11 con, heo con chưa tách mẹ 162 con); 181.590
con gà; 39.530 con vịt; 5.740 con ngan.
Tổng đàn heo điều tra thời điểm 1/1/2024
giảm hơn tổng đàn heo điều tra thời điểm 1/1/2023 là: 4.520 con, bằng 51,27 %;
heo thịt giảm 3.205 con, bằng 56,88 %; heo nái giảm 577 con, bằng 38,1 %. Tổng
đàn gà điều tra giảm 39.410 con, bằng 82,17 %. Tổng đàn vịt giảm 58.470 con,
bằng 40,34 %. Tổng đàn ngan giảm 26.260 con, bằng 17,93 %.
Công tác tiêm phòng được người chăn nuôi và
các ngành chuyên môn quan tâm tổ chức thực hiện; tháng vừa qua, nhân viên Thú
y-Khuyến nông các xã, thị trấn đã thực hiện tiêm phòng 30 liều lở mồm long móng
(LMLM) trên bò; 65 liều tai xanh heo; 30 liều viêm da nổi cục trên bò; 1.133
liều dại trên chó, mèo; 17.110 liều cúm gia cầm. Lũy kế từ đầu năm đến nay
ngành Thú y đã tiêm phòng 245 liều LMLM trên bò; 245 liều LMLM trên heo; 215
liều viêm da nổi cục trên bò; 60 liều tụ huyết trùng trên bò; 355 liều tai xanh
heo; 5.240 liều dại trên chó, mèo; 31.640 liều cúm gia cầm. Bên cạnh công tác
tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, các xã, thị trấn đã tổ chức phun 465
lít thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại và môi trường chăn nuôi.
1.3 Về
thủy sản: theo số liệu điều tra 1/12/2023 diện tích nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn huyện là 85,2 ha.
1.4
Lâm nghiệp: Tập trung công
tác quản lý, kiểm tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, trồng cây phân tán được tăng cường;
diện tích rừng hiện nay là 1.636,08 ha (rừng sản xuất), chủ yếu tập trung trên
địa bàn xã Tân Long. UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của toàn dân trên địa
bàn về tác dụng của cây xanh, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch – đẹp.
Tháng 4/2024, trên địa bàn huyện không xảy ra cháy rừng.
1.5
Chương trình xây dựng nông thôn mới: Đến nay, huyện có 8/11 xã
nông thôn mới và 01 xã nông thôn mới nâng cao (xã Bình Thạnh). Tổ chức Đoàn
kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới tại
các xã: Mỹ Lạc, Long Thuận, Tân Thành, Tân Long. Qua kiểm tra nhằm phát hiện
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện ở cơ sở, đề xuất các giải
pháp tháo gỡ để thực hiện tốt trong thời gian tới
2.
Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Xây dựng-Thương mại dịch vụ, Xây dựng cơ
bản
2.1. Công nghiệp: trên địa bàn
huyện có 03 dự án Khu công nghiệp và 01 khu công nghệ môi trường xanh (Khu công nghiệp Hòa Bình đi vào
hoạt động với diện tích 117,67 ha, thu hút được 34 dự án. Trong đó 16 dự án
trong nước với vốn 500 tỷ đồng; 18 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với vốn 170
triệu USD; tỷ lệ lắp đầy 84 %. Khu công nghiệp, đô thị Việt Phát, xã Tân
Long, huyện Thủ Thừa, diện tích 1.838,7 ha đang triển khai thực hiện (trong đó
Khu đô thị: 625ha; Khu Công nghiệp 1.213,7 ha), đang triển khai thực hiện
xây dựng hạ tầng giai đoạn 1 là 295ha khu công nghiệp để tiếp nhận nhà đầu tư
thứ cấp vào hoạt động theo tiến độ UBND tỉnh chấp thuận. Khu công nghiệp Thủ
Thừa, diện tích 188 ha, đang triển khai thực hiện công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng, đã hoàn tất công tác kê biên, đang trình thẩm định giá đất bồi
thường. Khu Công nghệ môi trường xanh, diện tích 1.760 ha tại xã Tân
Long, huyện Thủ Thừa, hiện đã ngưng thực hiện chờ chủ trương của tỉnh điều
chỉnh quy mô đầu tư dự án)
2.2. Xây
dựng-Thương mại, dịch vụ: Mở rộng tuyến dân cư từ KDC Bến Xe kết nối vào đầu đường phía Nam cầu
An Hòa, thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, cấp phép xây dựng
15 trường hợp, tổng diện tích được cấp phép 7.735,15m2. Thẩm
định BCKT kỹ thuật 09 hồ sơ, góp ý chấp thuận chủ trương đầu tư dự án
mới và xem xét giãn tiến độ đầu tư 07 dự án, các chợ trên địa bàn huyện đã hoạt
động ổn định. Trên địa bàn huyện có 05 Bách Hóa Xanh và 01 Công ty TNHH San Hà
để phục vụ cho người dân. Các cơ sở xay xát lúa, gạo; cơ sở lò rèn, mộc hoạt
động ổn định.
2.3 Công tác xây dựng cơ bản:
Nguồn vốn đầu tư công năm 2024, đã được
phân bổ cho các chủ đầu tư và UBND các xã, thị trấn để triển khai thực hiện
trong cuối năm 2023 và đầu năm 2024 với kế hoạch bố trí vốn ngân sách huyện, xã
là 139,271 tỷ đồng và ngân sách tỉnh hỗ trợ là 61,055 tỷ đồng. Hiện nay, các
đơn vị và UBND các xã, thị trấn được giao làm chủ đầu tư các công trình XDCB
năm 2024 đang tiến hành thực hiện các bước lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu
năm 2013, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ và thực hiện
giải ngân thanh toán khối lượng các công trình chuyển tiếp. Giá trị giải ngân
đến ngày 15/4/2024 như sau: vốn NS tỉnh hỗ trợ: 7,4/61,055 tỷ đồng, đạt 12,12% kế hoạch; vốn NS huyện, các xã,
thị trấn: 54,782/139,271 tỷ đồng, đạt 39,33% kế hoạch.
2.4
Thu, chi NSNN tới ngày 15/4/2024:
Tổng thu NSNN trong chỉ tiêu được 61,809/225/268
tỷ đồng, đạt 27,47% so dự toán tỉnh giao đạt 23,06% so dự toán phấn đấu, đạt 114,4% so
cùng kỳ. Thu tiền sử dụng đất đạt 26,108/90/133 tỷ đồng, đạt 29% so dự
toán tỉnh giao, đạt 19,63% so dự toán phấn đấu, đạt 116,51% so cùng kỳ. Thu cân đối trừ thu tiền sử
dụng đất (TSDĐ) 29,99 tỷ đồng, đạt 25,84% so dự toán tỉnh giao đạt 25,84% so
dự toán phấn đấu.
Tổng chi 161,189/541,434/587,734
tỷ đồng đạt 29,77% so dự toán tỉnh giao, đạt 27,42% dự toán HĐND
giao. Trong đó, huyện chi 139,197/486,450 tỷ đồng đạt 28,61%,
các xã, thị trấn chi 21,993/104,284 tỷ đồng đạt 21,71%.
II. Lĩnh vực Văn hoá-xã hội
1.
Giáo dục
& đào tạo
Trong tháng, huyện
chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp các đơn vị tổ chức các hoạt động dạy và học đảm bảo theo
chương trình, kế hoạch, tổ chức hội thảo (cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán) cấp
THCS về nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và Tuyển sinh 10; kiểm tra chéo hồ sơ học sinh lớp 9 chuẩn bị
xét TN THCS; xây dựng Phương án tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2024-2025;
tăng cường công tác tư vấn giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học
sinh sau TN THCS; tổ chức kiểm tra và thực hiện tốt các nội dung chuyên ngành…
Đến
nay, trường học đạt chuẩn theo quy định có 27/32 trường đạt 84,4%, trong đó
giáo dục mầm non đạt 9/11 trường (còn lại MG Tân Thành, MG Long Thạnh), tỉ lệ
81,8%; tiểu học đạt 10/12 trường (còn lại TH Tân Long, TH Mỹ An), tỉ lệ 83,3%;
trung học cơ sở đạt 8/9 trường (còn lại THCS thị trấn), tỉ lệ 88,9%.
Công
tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ duy trì và củng cố, đạt được một số kết quả:
việc huy động trẻ, học sinh ra lớp luôn được đảm bảo, với tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra
lớp đạt 100%; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; toàn huyện có 12/12 xã, thị trấn
duy trì đạt kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập
giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, công tác
xóa mù chữ mức độ 2.
2. Y tế, DS-KHHGĐ
Chỉ đạo Phòng Y tế và các đơn vị liên
quan tuyên truyền, vận
động Nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch cúm A, dịch sốt xuất
huyết, bệnh tay chân miệng, sởi, thủy đậu, viêm não mô cầu, đậu mùa khỉ,...; đảm bảo thực hiện tốt công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân; thực hiện tốt công tác kiểm tra
hành nghề Y dược tư nhân, các cơ sở ăn uống, kinh doanh thực phẩm, đảm bảo các
cơ sở thực hiện đúng quy định pháp luật…
Việc khám và điều trị bệnh ở
cơ sở y tế được đảm bảo; công tác giám sát dịch bệnh được kiểm tra chặt chẽ,
tình hình dịch bệnh tháng vừa qua chủ yếu: tiêu chảy 16 ca, sốt xuất huyết 05
ca, bệnh do vi rút Adeno 16 ca, tay chân miệng 04 ca. Công tác khám ngoại trú
5.514 lượt người, điều trị nội trú 342 lượt người, cấp cứu 379 lượt người.
3. Văn hoá & thông tin
Tuyên tuyền, thông tin những chủ trương
của Đảng; chính sách, pháp luật Nhà nước; thực hiện tốt các quy định khi tham
gia giao thông và một số nội dung nổi bật như: Lễ phát động Cuộc vận động “Toàn
dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và Ngày chạy Olympic vì sức
khỏe toàn dân năm 2024; tuyên truyền hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt
Nam; tuyên truyền nội dung tác phẩm “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại,
ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam””
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng)…
Đội Kiểm tra liên ngành văn hoá - thông tin đã tiến hành
kiểm tra được 04 cuộc, chủ yếu kiểm tra các cơ sở hoạt động kinh doanh trò chơi
điện tử, Internet, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke; qua kiểm tra không phát
hiện vi phạm chủ yếu nhắc nhở các đại lý chấp hành tốt các chủ trương chính
sách của Nhà nước.
Trong tháng, chỉ đạo ngành chuyên môn
kiểm tra, rà soát, thay thế các bảng quảng cáo, panô, băng rôn,... đã cũ, không
còn phù hợp; ban hành kế hoạch tuyên truyền đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng,
chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả lĩnh vực thông tin và truyền
thông trên địa bàn huyện năm 2024;
tăng cường quản lý công tác tổ chức các hoạt động tuyên truyền, sáng tác, biểu diễn, triển lãm văn
hóa, nghệ thuật trên địa bàn huyện; triển khai Đề án Quy hoạch cổ động chính trị và quảng
cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm
2050.
Công tác Xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện tốt và giữ vững lộ trình xây dựng xã đạt chuẩn
văn hóa nông thôn mới, thị trấn văn minh đô thị; tăng cường công tác quản lý xây dựng thực hiện
hương ước, quy ước; phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách
và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn huyện.
4. Lao
động thương binh và xã hội
Chính
sách đối với người có công được quan tâm, chỉ
đạo; triển khai thực hiện tốt chính sách ưu đãi, chi trả chính sách Người có
công theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 của Chính phủ, tổ chức các
hoạt động đền ơn đáp nghĩa theo quy định. Thực hiện tốt việc chi trả không dùng
tiền mặt; ban hành kế hoạch tổ chức điều dưỡng tập trung cho người có công cách mạng và thân nhân
liệt sĩ năm 2024. Kịp thời thực hiện trợ cấp khó khăn
cho các hộ chính sách khó khăn đột xuất. Rà soát lập danh sách thờ cúng liệt sĩ
năm 2024.
Công tác tư vấn giới
thiệu việc làm, dạy nghề: tiếp tục thực hiện
công tác tư vấn giới thiệu việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng; chỉ đạo ngành liên quan phối hợp cấp xã giới thiệu việc
làm cho 570 lượt người lao động đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong
và ngoài tỉnh, trong đó tạo việc làm mới 190/900 lao động.
Công tác Bảo trợ xã
hội; Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới; Phòng, chống tệ nạn xã hội được quan tâm thực hiện đúng theo quy định. Tập trung thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024; giao kinh phí
thực hiện các dự án giảm nghèo; giao chỉ tiêu xóa hộ nghèo cho các xã, thị
trấn. Triển khai thực hiện các chính sách vì trẻ em, rà soát các em có hoàn
cảnh khó khăn để vận động cấp phát quà trong dịp lễ, tết. Rà soát các đối tượng
chấp hành xong án phạt tù, triển khai kế hoạch đào tạo nghề và giới thiệu việc
làm năm 2024, kế hoạch đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành
xong án phạt tù theo Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ
trên địa bàn huyện Thủ Thừa năm 2024. Lập hồ sơ đưa 02 đối tượng cai nghiện bắt
buộc tại Cơ sở cai nghiện ma túy Long An.
Công tác giảm nghèo:
hiện nay toàn huyện, còn 221 hộ nghèo với 512 nhân khẩu chiếm 0,8%; Hộ cận
nghèo 470 hộ, với 1.417 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 1,69%. Thực hiện tốt việc cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo,
hộ cận nghèo; cấp 362
thẻ BHYT đối tượng hộ nghèo, 1.008 thẻ BHYT đối tượng hộ cận nghèo. Tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững năm 2024. Trong tháng, vận động các
mạnh thường quân hỗ trợ xây dựng 02 căn nhà tình thương cho hộ khó khăn với số
tiền 120.000.000 đồng. Các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo được tập trung
triển khai thực hiện nhằm tạo điều kiện cho từng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có
hoàn cảnh kinh tế khó khăn ổn định đời sống, phát triển sản xuất vươn lên thoát
nghèo, thoát cận nghèo.
Chỉ
đạo, đôn đốc ngành chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện tốt
việc chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã
hội trên địa bàn huyện.
5. An ninh
Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, tập trung phối hợp chặt chẽ trong công tác tuần tra, xử lý các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; kịp thời xử lý, ổn định tình hình các vụ việc gây mất trật tự, an toàn xã hội không để xảy ra điểm nóng. Trong tháng, xảy ra 12 vụ vi phạm về trật tự xã hội (cố ý gây thương tích 02 vụ, 02 bị can; trộm cướp tài sản 09 vụ, 09 bị can; lừa đảo chiếm đoạt tài sản 01 vụ), 02 vụ tàng trữ trái phép chất ma túy, 02 vụ tai nạn giao thông, không xảy ra vi phạm về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng và chức vụ, sử dụng công nghệ cao, đánh bạc, cháy nổ... Tổ chức tuần tra PCTP-TNXH 251 cuộc. Kết quả: triệt xóa 01 điểm đánh bạc; giải tán 04 nhóm 28 thanh thiếu niên tụ tập có biểu hiện gây rối trật tự công cộng. Nhắc nhở 20 trường hợp buôn bán lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.